Khái
niệm “vật liệu xanh” giờ đây đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Việc ứng dụng
vật liệu xanh không chỉ bởi mục đích bảo vệ môi trường mà nó còn đem lại lợi
ích thiết thực cho người sử dụng.
Khái
niệm “vật liệu xanh” giờ đây đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Việc ứng dụng
vật liệu xanh không chỉ bởi mục đích bảo vệ môi trường mà nó còn đem lại lợi
ích thiết thực cho người sử dụng.
Trước
sự phát triển của xã hội và sự thay đổi thất thường của khí hậu đã tác động đến
môi trường sống của con người, vai trò của các nhà nghiên cứu khoa học, nhà sản
xuất trong việc nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng thân thiện với
môi trường sống của con người, bảo vệ con người hôm nay và tương lai là việc
làm quan trọng nhất hiện nay.
Việc
gây ô nhiễm môi trường trong xây dựng từ lâu đã được đề cập, khi sử dụng gạch
có nung, lượng cát rơi vãi, ô nhiễm nước thải do trộn vữa tại công trường, chất
thải rắn... Tuy nhiên, để đưa toàn bộ vật liệu xây dựng xanh vào công trình
hoàn toàn không đơn giản. Trước hết là do các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh
hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng.
Theo
số liệu từ Bộ Xây dựng, hiện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung
chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu sử dụng trên cả nước.
Theo
Thông tư 09/2012/TT-BXD, kể từ ngày 15-1-2013, tại các đô thị loại 3 trở lên,
các công trình xây dựng được đầu tư bằng vốn Nhà nước phải sử dụng 100% vật liệu
xây không nung. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây
không nung đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100% vật liệu xây không
nung. Ðiều này cho thấy, Chính phủ rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sống,
bởi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng "xanh" góp phần quan trọng
nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công
nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tại
hội thảo “Nhôm – Vật liệu xanh của tương lai” được tổ chức cách đây không lâu,
đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: nhôm là một trong những vật liệu
xanh tiêu biểu được thị trường vật liệu xây dựng đón nhận. Việc kết hợp vật liệu
nhôm với kính để mang lại khả năng cách âm, cách nhiệt cho căn phòng đang là xu
hướng và cũng là sự lựa chọn hoàn thảo thay thế cho các loại vật liệu nung trước
đây.
Điểm
lợi thế của nhôm là có độ cứng cao nhưng lại dễ tạo hình và khả năng chống hao
mòn lớn. Nhôm còn là một loại vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng
tái chế khi hết vòng đời sản phẩm và được sử dụng đi sử dụng lại mà không bị
suy giảm chất lượng. Trong hơn 30 năm qua, 80% nhôm trên toàn thế giới đã được
tái chế. Tại Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây, nhôm đã bắt đầu được ứng dụng
vào lĩnh vực xây dựng và ngày các trở nên rộng rãi. Sản phẩm này đặc biệt thích
hợp đối với các công trình cao tầng, có kiến trúc hiện đại.
Sản
phẩm nhôm do Eurowindow cung cấp ra thị trường không chỉ là dòng vật liệu xanh
mà còn là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại cho phép tạo ra những
sản phẩm có màu sắc phong phú, độ bền cao, chống xước, không bị ăn mòn bởi hoá
chất thông thường hay tác động của thời tiết Đặc biệt, với hệ thống xử lý nước
thải hoàn toàn tự động nhập khẩu từ Singapore, nguồn nước thải từ nhà máy của
Eurowindow được xử lý đạt mức “A Grade” - tiêu chuẩn cao nhất của Việt Nam về bảo
vệ môi trường.
Bên
cạnh dòng sản phẩm nhôm, sản phẩm cửa uPVC cũng là sản phẩm được đánh giá là vật
liệu xanh giống như cửa nhôm. Trên thế giới, người ta đã biết nhiều đến
Kommerling là thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất thanh profile theo tiêu
chuẩn “Greenline”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn cho các chất ổn định không có Chì
trong thanh profile uPVC, thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho người
sử dụng và tại Việt Nam, Eurowindow là đơn vị độc quyền phân phối thanh profile
của Kommerling.
Với
việc cung cấp cho thị trường vật liệu xây dựng các dòng vật liệu xanh,
Eurowindow đã và đang hưởng ứng thực hiện thông tư 09 của Bộ Xây dựng, giảm thiệu
tác động tiêu cực của các loại vật liệu này đến môi trường và mang đến môi trường
sống sinh thái cho người sử dụng.